Trong bối cảnh ngành du lịch Huế đang không ngừng phát triển và hội nhập quốc tế, nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, ngày càng gia tăng. Năm 2023, Thừa Thiên Huế đã đón hơn 3,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 36,8%, với Pháp là một trong những thị trường trọng điểm (Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, 2024). Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động địa phương và khu vực.
Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã tổ chức chuỗi hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp về cấu trúc tài liệu giảng dạy tiếng Pháp trình độ cao đẳng vào cuối tháng 02/2025 tại Trung tâm đào tạo thực hành nghề du lịch (khách sạn Villa Huế) với sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giảng dạy tiếng Pháp và đại diện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Ảnh: Hội thảo lấy ý kiến về cấu trúc tài liệu giảng dạy tiếng Pháp trình độ cao đẳng
của Trường Cao đẳng Du lịch Huế
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án Bồi dưỡng năng lực giảng dạy tiếng Pháp và biên soạn tài liệu giảng dạy đào tạo tiếng Pháp cho các nghề du lịch, được tài trợ bởi Tổ chức Pháp ngữ Thế giới (OIF) do Văn phòng OIF khu vực châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Trung tâm Pháp ngữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CREFAP) thực hiện trong chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy tiếng Pháp trong các chương trình đào tạo chuyên môn. Mục tiêu không chỉ nâng cao năng lực ngôn ngữ của sinh viên mà còn góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch bền vững và chất lượng cao tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cấu trúc và phương pháp giảng dạy tài liệu tiếng Pháp chuyên ngành du lịch, gồm: Tiếng Pháp cơ bản; Tiếng Pháp giao tiếp du lịch; Tiếng Pháp chuyên ngành lễ tân; Tiếng Pháp chuyên ngành nhà hàng; Tiếng Pháp chuyên ngành kỹ thuật chế biến món ăn; Tiếng Pháp chuyên ngành lữ hành; Tiếng Pháp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Những nội dung chính bao gồm:
– Trình bày và phân tích đề cương chi tiết của tài liệu giảng dạy tiếng Pháp trình độ cao đẳng.
– Đánh giá mức độ phù hợp của tài liệu với thực tế giảng dạy và nhu cầu của thị trường lao động.
– Góp ý chỉnh sửa và bổ sung các nội dung giúp nâng cao tính ứng dụng của tài liệu.
– Đề xuất các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm giúp sinh viên tiếp cận thực tế ngành du lịch một cách tốt nhất.
Hội thảo diễn ra với không khí sôi nổi, các chuyên gia đã có những trao đổi sâu sắc và đưa ra nhiều đề xuất hữu ích nhằm nâng cao chất lượng tài liệu giảng dạy. Đặc biệt, việc tích hợp các tình huống thực tế trong ngành du lịch vào giáo trình được đánh giá cao, giúp sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành ngay trong quá trình học tập. Kết thúc hội thảo, những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia đã được tổng hợp và sẽ được xem xét để điều chỉnh, hoàn thiện tài liệu giảng dạy trước khi đưa vào áp dụng chính thức.
Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành du lịch tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch trong nước và quốc tế. Hội thảo không chỉ là dịp để nhà trường tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia mà còn là cơ hội để kết nối, hợp tác với các đơn vị trong ngành du lịch, từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Trong bối cảnh thị trường du lịch toàn cầu ngày càng chú trọng đến tính đa dạng ngôn ngữ và văn hóa, việc đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành du lịch mở ra nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên cũng như ngành du lịch Việt Nam. Với hơn 320 triệu người nói tiếng Pháp trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khách du lịch tiềm năng như Pháp, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ hay các nước châu Phi sử dụng tiếng Pháp, việc nâng cao năng lực Pháp ngữ trong ngành du lịch không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm du khách mà còn tăng cường sự kết nối của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ toàn cầu. Đây sẽ là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển đào tạo du lịch bền vững trong tương lai.
Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
———————————————————————————————————————
ATELIER CONSULTATIF SUR LES MODULES DE FRANÇAIS SPÉCIALISÉS EN TOURISME À L’ÉCOLE NATIONALE DU TOURISME DE HUÉ
Dans le contexte du développement et de l’intégration internationale croissante du secteur touristique à Hué, la demande en ressources humaines maîtrisant les langues étrangères, notamment le français, ne cesse d’augmenter. En 2023, la province de Thừa Thiên Huế a accueilli plus de 3,2 millions de visiteurs, dont 36,8 % de touristes internationaux, avec la France comme l’un des marchés clés (Rapport annuel 2023 du Service du Tourisme de la province de Thừa Thiên Huế, 2024). Ces chiffres soulignent l’importance d’améliorer la qualité de l’enseignement du français spécialisé en tourisme afin de répondre aux besoins croissants du marché du travail local et régional.
Dans ce cadre, l’École nationale du Tourisme de Hué a organisé, fin février 2025, des ateliers consultatifs sur la structure des modules d’enseignement du français au niveau collégial, au Centre de formation pratique en tourisme (hôtel Villa Huế). L’événement a réuni des responsables académiques, des experts en enseignement du français et des représentants des sociétés du secteur touristique.
Cet atelier s’inscrit dans le Projet de renforcement des compétences pédagogiques en français et d’élaboration de matériels d’enseignement du français pour les métiers du tourisme, financé par l’Organisation internationale de la Francophonie (OIF) et mis en œuvre par le Bureau régional de l’OIF pour l’Asie-Pacifique en collaboration avec le Centre régional francophone pour l’Asie-Pacifique (CREFAP). Ce projet s’inscrit dans une stratégie à long terme visant à promouvoir la langue française dans les formations professionnelles et à améliorer la qualité des services touristiques grâce à une main-d’œuvre qualifiée.
Lors de l’atelier, les discussions ont porté sur la structure et les approches pédagogiques des modules suivants :
- Français général
- Français pour la communication touristique
- Français spécialisé en réception hôtelière
- Français spécialisé en restauration
- Français spécialisé en techniques culinaires
- Français spécialisé en gestion des voyages et du tourisme
- Français spécialisé en guidage touristique
Les principaux axes de travail ont concerné :
- La présentation et l’analyse des contenus des modules de français spécialisés ;
- L’évaluation de leur adéquation avec les besoins réels du marché du travail ;
- L’identification des améliorations à apporter pour renforcer leur dimension pratique ;
- La proposition de nouvelles méthodes pédagogiques adaptées aux exigences du secteur touristique.
L’atelier s’est déroulé dans une ambiance dynamique, favorisant des échanges approfondis entre les experts. L’accent a notamment été mis sur l’intégration de mises en situation réelles dans les supports pédagogiques afin d’aider les étudiants à développer des compétences directement applicables dans leur future carrière. À l’issue des débats, les suggestions des spécialistes ont été recueillies et seront prises en compte pour finaliser et optimiser les modules avant leur mise en application officielle.
Cet événement marque une étape clé dans l’amélioration de la formation en français spécialisé en tourisme à l’École nationale du Tourisme de Huế. Il contribue à la formation d’une main-d’œuvre qualifiée répondant aux besoins du secteur touristique au Vietnam et à l’international. L’atelier a non seulement permis à l’école de bénéficier de l’expertise des spécialistes, mais a aussi renforcé la collaboration avec les acteurs du tourisme, ouvrant ainsi de nouvelles perspectives de développement.
Dans un contexte où le marché touristique mondial valorise de plus en plus la diversité linguistique et culturelle, la formation en français spécialisé en tourisme constitue une opportunité majeure pour les étudiants et l’industrie touristique vietnamienne. Avec plus de 320 millions de locuteurs francophones à travers le monde, dont des marchés touristiques majeurs comme la France, la Belgique, le Canada, la Suisse et plusieurs pays africains francophones, le renforcement des compétences en français dans le secteur du tourisme ne se limite pas à une meilleure expérience pour les visiteurs, mais contribue également à intégrer le Vietnam dans le réseau international de la Francophonie. Cette initiative représente ainsi un levier stratégique pour un développement touristique durable et de qualité.
Département de la formation, de la gestion scientifique et
de la coopération internationale
Một số hình ảnh khác/Quelques autres photos: